/

Tổng quan chi tiết nhất về du học Hà Lan 2022

Thứ hai, 20/09/2021, 16:49 GMT+7

Nhờ vào nền giáo dục chất lượng, môi trường sống thân thiện, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp và tỷ lệ đậu visa lên đến 99%, du học Hà Lan đang ngày càng trở thành xu hướng “hot”, thu hút đông đảo du học sinh quốc tế từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có rất nhiều các bạn trẻ đến từ Việt Nam. Trong bài viết này, hãy cùng Inspirdo tìm hiểu về tổng quan du học Hà Lan 2022 cũng như các ngành học “hot” tại đây nhé!

The-Netherlands-2

Đôi nét về đất nước Hà Lan

Hà Lan nằm ở Tây Âu, Đông giáp Đức, Nam giáp Bỉ, phía Bắc và Tây trông ra biển Đại Tây Dương. Khí hậu ở Hà Lan dễ chịu, trung bình từ 1° đến 3°C vào tháng 1 và từ 18° đến 19°C vào tháng 7. Tại Hà Lan, 90% người dân Hà Lan có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh. Tuy không sở hữu diện tích lớn nhưng Hà Lan là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 17 trên thế giới và là một trong 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu. Đặc biệt, nhờ có cảng Rotterdam (Cảng biến lớn nhất Châu Âu) và sân bay Schihol của Amsterdam – một trong những sân bay lớn nhất thế giới đã biến nơi đây trở thành trung tâm thương mại và trung chuyển lớn mạnh trong việc xuất – nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia không chỉ trong khu vực Châu Âu.

Về giáo dục

Giáo dục tại Hà Lan được đánh giá là nền giáo dục chất lượng với 12 trường đại học lọt vào top 200 - 250 trường đại học tốt nhất thế giới theo Times Higher Education 2021. Chương trình học chú trọng vào tính tương tác và kỹ năng làm việc nhóm, giúp sinh viên theo học được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng trước khi bước vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Vậy du học Hà Lan bạn có thể lựa chọn những chuyên ngành nào?

Du học Hà Lan những ngành học “hot”

1. Ngành Kinh tế-kinh doanh: Các bạn có thể chọn học chuyên ngành nhỏ sau: Quản trị kinh doanh, marketing, quản trị nhân sự, xuất nhập khẩu, quản lý doanh nghiệp…

  • Đại học Erasmus Rotterdam
  • Đại học Groningen
  • Đại học Radboud
  • Đại học Tilburg
  • Đại học TIAS
  • Đại học Nyenrode
  • Đại học VU Amsterdam
  • Đại học KHUD Rotterdam
  • Đại học KHUD Stenden
  • Đại học KHUD Utrecht
  • Đại học KHUD Amsterdam
  • Đại học KHUD Saxion
  • Đại học KHUD HAN
  • Đại học KHUD Wittenborg

2. Ngành Tâm lý học: Theo bảng xếp hạng, Hà Lan đứng thứ 7 trong top 10 nước có hệ thống đào tạo ngành tâm lý tốt nhất thế giới.

  • Đại học Groningen
  • Đại học Radboud
  • Đại học Erasmus Rotterdam
  • Đại học Amsterdam
  • Đại học VU
  • Đại học Maastricht
  • Đại học Leiden
  • Đại học Tilburg

3. Ngành Kỹ thuật-công nghệ: Là ngành đào tạo thế mạnh tại quốc gia này với nhiều cơ sở giáo dục được công nhận là những ngôi trường tốt nhất trên thế giới.

  • Đại học KHUD Saxion
  • Đại học KHUD Fontys
  • Đại học KHUD HAN
  • Đại học KHUD Hanze
  • Đại học KHUD Eindhoven
  • Đại học Twente
  • Đại học Delft

4. Ngành Công nghệ thông tin: Theo khảo sát gần đây của các kênh truyền thông tại Hà Lan, công nghệ thông tin là một trong những ngành được sinh viên quốc tế chọn theo học nhiều nhất và con số này vẫn tăng mạnh vào mỗi năm. Thực tế, ngành nghề này đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho nhiều lĩnh vực khác nhau cho sinh viên như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình…

  • Đại học KHUD Saxion
  • Đại học KHUD Fontys
  • Đại học KHUD HAN
  • Đại học KHUD Hanze
  • Đại học Eindhoven
  • Đại học Twente
  • Đại học Công nghệ TU Delft

5. Ngành Du lịch Nhà hàng Khách sạn: Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới, có đến 18 triệu lượt khách du lịch đến Hà Lan vào năm 2017 và đã tạo ra hơn 700,000 cơ hội việc làm trên khắp đất nước. Tại đây, sinh viên theo học ngành du lịch – khách sạn sẽ được trau dồi những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhờ vào hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, bao gồm: Phòng thực hành riêng, quầy bar, nhà hàng và thậm chí có trường sở hữu khách sạn 4 sao để cho sinh viên thực hành một cách bám sát thực tiễn nhất.

  • Đại học KHUD Hotelschool The Hague
  • Đại học KHUD Saxion
  • Đại học KHUD Wittenborg
  • Đại học KHUD Breda
  • Đại học KHUD NHL Stenden
  • Đại học KHUD HZ
  • Đại học KHUD Zuyd
  • Đại học KHUD TIO
  • Đại học Wageningen

6. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng: Hà Lan sở hữu hai trung tâm vận chuyển quy mô nhất nhì Châu Âu là cảng biển Rotterdam và sân bay Schiphol nên đã tạo điều kiện cho ngành Logistics tại quốc gia này phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, theo thống kê ngành này đã mang về hơn 55 tỉ Euro mỗi năm cho Hà Lan và tạo ra hơn 800,000 việc làm cho không chỉ người dân địa phương mà còn cho du học sinh quốc tế.

  • Đại học KHUD Wittenborg
  • Đại học KHUD Breda
  • Đại học KHUD Fontys
  • Đại học KHUD NHL Stenden
  • Đại học KHUD Rotterdam
  • Đại học Groningen
  • Đại học Erasmus Rotterdam
  • Đại học VU Amsterdam

Điều kiện du học Hà Lan

Để đi du học Hà Lan các em cần đạt được yêu cầu của trường và IELTS tối thiểu 5.0.

Học phí du học Hà Lan

  • Dự bị Đại học/Dự bị tiếng: 4,500 – 14,500 EUR/năm
  • Hệ Cử nhân: 7,000 – 19,000 EUR/năm
  • Hệ Thạc sỹ: 7,000 – 20,000 EUR/năm (riêng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh 40,000 – 50,000 EUR/năm)

Sinh hoạt phí tại Hà Lan

a) Tiền thuê nhà: Chiếm khoảng 37% trong tổng sinh hoạt phí của sinh viên, được xem là khoản phí lớn nhất. Không giống như quốc gia khác tại châu Âu, rất nhiều trường đại học xứ sở cối xay gió không có các kí túc xá riêng. Do vậy, sinh viên du học Hà Lan thường tự tìm nơi ở, nhờ trường hỗ trợ hay tìm đến các trung tâm môi giới tìm nhà, tuy nhiên với cách này thì bạn phải tốn thêm phí. Nhìn chung, một căn phòng trung bình ở Hà Lan có giá 300 - 600 EUR/tháng, con số này còn thay đổi tùy thuộc vào khu vực bạn ở cũng như những tiện ích được trang bị trong ngôi nhà, đặc biệt ở các thành phố lớn như Amsterdam, Rotterdam, The Hague thì mức phí này khá nặng.

b) Chi phí đi lại

Ở Hà Lan thì xe đạp là phương tiện được khá nhiều sinh viên sử dụng bởi tính thuận lợi của chúng. Vì thế để dễ dàng đi lại thì bạn nên sắm cho mình cho mình một chiếc xe đạp. Giá một chiếc xe đạp cũ khoảng 50 – 100 EUR. Ngoài ra, các bạn cũng nên tự sắm cho mình 1 hoặc 2 cái chiếc khóa thật tốt để tránh bị mất cắp. Nếu muốn đi lại ở khoảng cách xa, tàu hoặc các phương tiện công cộng khác sẽ là lựa chọn tối ưu. Giá vé của 1 số phương tiện công cộng như sau:

  • Vé tàu từ sân bay Schiphol: 4 EUR
  • Vé đi lại có giá trị 1 tuần ở Amsterdam: 32 EUR
  • Vé xe buýt, tàu, tramway: 2,5 - 3 EUR
  • Thẻ đi lại theo tháng, GVB: 89 EUR
  • Thuê xe đạp trong 1 ngày: 10 EUR

c) Chi phí ăn uống

Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học cung cấp bữa ăn nóng với giá cả hợp lý. Tất cả các thành phố đều có quán rượu (gọi là eetcafés), nơi bạn có thể có được 1 bữa ăn ngon với giá tốt. Ở các thành phố lớn hơn, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều nhà hàng nước ngoài. Nhưng cách rẻ nhất để ăn là tự nấu ăn. Tham khảo bảng giá sau đây:

Thực phẩm

Chi phí

Bánh mì

1,2 EUR/túi 500g

Gạo

0,8 EUR/400g

Mì spaghetti

0,9 EUR/500g

Sữa

0,9 EUR/l

Coca cola

1,8 EUR/1,5l

Dầu ô liu

5 EUR/l

Phi-lê gà

6,5 EUR/kg

Trứng

2 EUR/12 quả

d) Các khoản chi phí khác:

Bên cạnh đó, sinh viên du học Hà Lan cần phải chuẩn bị 1 số khoản phí khác như:

  • Tiền bảo hiểm: 40 – 100 EUR/tháng
  • Sách/ tài liệu học tập: 65 – 85 EUR/tháng
  • Điện, nước, gas: 100 – 225 EUR/tháng
  • Điện thoại trả trước: 0,21 EUR/phút
  • Internet (1.5 Mb/s): 20 EUR/tháng

Nhìn chung tổng chi phí du học Hà Lan sẽ rơi sẽ dao động khoảng: 450 - 600 triệu VNĐ/năm.

Hồ sơ xin visa du học Hà Lan

1. Giấy tờ học tập:

  • Bằng tốt nghiệp THPT và THCS (Gốc + bản sao công chứng)
  • Học bạ/Bảng điểm (tương ứng với bằng cấp). Nếu học sinh đang học lớp 12 thì sẽ nộp học bạ lớp 10, lớp 11, bẳng điểm học kì 1 lớp 12 + Giấy xác nhận đang học tại trường
  • Bằng đại học/ bảng điểm đại học
  • Chứng chỉ GMAT (đối với chương trình thạc sỹ) (nếu có)
  • Giấy xác nhận việc làm (nếu có)
  • Chứng chỉ IELTS
  • Chứng nhận học tập khác (các khóa học ngắn hạn, tại chức…)
  • Giấy khen, bằng khen thành tích học tập
  • CV, reference letter, motivation letter

2. Giấy tờ nhân thân:

  • Hộ chiếu học sinh (gốc và ban sao công chứng) . Hộ chiếu còn hạn 3 tháng so với ngày hết hạn của thị thực
  • Giấy khai sinh (bản sao công chứng)
  • CMND (học sinh và bố mẹ) – (bản sao công chứng)
  • Hộ khẩu (bản sao công chứng)
  • 4 ảnh 3,5 x 4,5 (nền trắng)
  • Sổ tiết kiệm khoảng 12,000 EUR

3. Hồ sơ tài chính:

Hà Lan KHÔNG YÊU CẦU chứng minh tài chính cho toàn bộ thời gian năm đầu tiên khi sinh viên theo học tại đây. Do đó các thủ tục tài chính hết sức đơn giản:

  • Sổ tiết kiệm
  • Biên lai đã đóng tiền học và tiền cọc tại trường

4. Các giấy tờ khác:

  • Tờ khai xin thị thực: được viết bằng tiếng Anh và in Hoa
  • Thư mời nhập học từ trường Hà Lan
  • Đặt chỗ vé máy bay
  • Bảo hiểm du lịch và bảo hiểm y tế
  • Hồ sơ cần được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng Hà Lan và có dấu dịch thuật hợp lệ, khai đầy đủ và đúng các form theo yêu cầu của văn phòng visa.

Để tìm hiểu về Du học Hà Lan, các em đừng ngần ngại liên hệ với Inspirdo Edu vào số hotline 0943 556 128 hoặc email: info@inspirdoedu.com để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Ý kiến bạn đọc